Nghe những câu cảm ơn đều đều, đều đều, bất di bất dịch từ miệng MC, sao mà nó lịch sự một cách giả dối và rỗng tuếch quá.
"Sáo ngữ" đến mức làm cho người ta ngượng...
Một hôm đứa con gái út 6 tuổi của tôi chạy đến vòng tay nói lớn: Con xin được trân trọng hân hạnh kính mời ba ăn cơm. Tôi giật mình, không biết ai dạy con mình cách ăn nói khách sáo lố bịch đó, nên hỏi: Con học cái lối mời này ở đâu ra vậy?
Cháu ngơ ngác trả lời: Con nghe cô MC QH nói trên truyền hình. Đem chuyện kể cho một người bạn nghe, ông này mới kể:
"Hôm rồi tôi cũng bị MC QH "chơi" một vố ngượng đến chết người. Chẳng là mình chỉ là đại diện do sếp chỉ định đi dự buổi lễ từ thiện. Không ngờ khi bắt đâu phát biểu phần đóng góp, MC nói lớn: Xin được hân hạnh trân trọng kính mời ông NG V.I , Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc Cty... THP lên phát biểu.
Kế tiếp MC xướng: Xin được trân trọng mời ông NQH Giám đốc Đài THG... Tới khi mời người nhận tài trợ, MC xướng gọn lỏn: Xin mời ông NVH lên nhận....
Như vậy là lời mời của MC cũng có phân cấp rõ rệt: Từ "xin được hân hạnh trân trọng kính mời" xuống còn "xin được trân trọng mời", và cuối cùng rút xuồng còn "xin mời".
Cái tiếng trân trọng, ở đây nó cũng... "trân trọng phân biệt" đối tượng theo thứ bậc giàu sang, nghèo hèn, người cho và người được cho. "Mình ngượng chết người vì tự hồi nào tới giờ mình đâu có thích đươc trân trọng bằng lời lẽ tâng bốc nịnh bợ lố bịch như vậy. Không chừng sếp còn tưởng mình chơi khăm sếp".
Từ đó người viết bài này rất chú ý tới lời lẽ của các MC, mới thấy, căn bệnh khách sáo, trịnh trọng một cách thái quá kiểu đó là phổ biến trong cách nói, cách dẫn chương trình. Các MC truyền hình, cả đến những phát thanh viên truyền hình cũng bắt chước nhau.
Lúc nào cũng "xin được cảm ơn" trong mọi tình huống mà họ tưởng như vậy mới là MC đẳng cấp, hoặc lịch sự.
Cô MC AĐ trong chương trình Sài Gòn buổi chiều, có khi trao đổi với bạn đồng nghiệp cũng quen nói "xin được cảm ơn Th". Cùng ngôi với bạn đồng nghiệp trước micro chỉ cần "cảm ơn Th" là đủ, vừa thân mật vừa gần gũi, đâu có cần phải lớn tiếng: "Xin được cảm ơn" nghe nó kiểu cách khách sáo, thành ra không thật.
Thế rồi căn bệnh "xin được" không đúng chỗ này lan nhanh, bất cứ trưởng hợp nào cũng "xin được cảm ơn".
Ông MC trong chương trình Thấy thuốc trả lời trên BTV1, hễ cất tiếng là xin được cảm ơn.
Có MC phát âm Palestin thành Ba lét tin. Con tôi nghe theo tên đọc là Bát tơ đi tra tự điển xem tiểu sử ông Bát-tơ nhưng tìm tra mãi không ra cho tới khi cháu hỏi đi hỏi lại người lớn, tra theo chữ Pasteur mới tìm được.
Đọc P (phở) thành B (bò) thường gặp nhiếu nhất trên bản tin quốc tế của Đài Long An (LA34) và Đài Bình Dương (BTV1). Ở Đài LA 34, cô phát thanh viên LT luôn đọc Palestine thành Balestine.
Một cô phát thanh viên khác, đọc tiếp bản tin quốc tế, lại có bệnh thêm chữ R trong tên nước ngoài luôn đọc thành âm J như Iran đọc thành I-jan, Irac đọc thành I-jac, Barac Obama đọc thành BaJac Obama.
|
Sau khi một khán giả đưa câu hỏi về bệnh của mình, ông MC này liền nói: Xin được cảm ơn vị khán giả vừa đặt câu hỏi. Và tiếp đó: - Xin được mời bác sĩ C. trả lời. Sau khi bác sĩ trả lời, MC: Xin được cảm ơn bác sĩ C".
Rồi: Xin được mời khán giả kế tiếp đưa câu hỏi. Khán giả đưa ra câu hỏi...và cứ tiếp tục "Xin được" như một điệp khúc nhạt nhẽo, kiểu cách nhưng lại thiếu sự chân thành cần có trong giao tiếp:
- Xin được cảm ơn câu hỏi của khán giả
- Xin được mời bác sĩ M. trà lời.
- Xin được mời khán giả kế tiếp đưa câu hỏi.
- Xin được mời bác sĩ M trả lời.
- Xin được cảm ơn bác sĩ M.v.v...
M.C này cứ thế mà "xin được cảm ơn" suốt cho đến hết chương trình. Nghe những câu cảm ơn đều đều, đều đều, bất di bất dịch từ miệng MC, sao mà nó lịch sự một cách giả dối và rỗng tuếch quá.
...và sai ngữ nguy hiểm
Cứ mỗi lần nghe bản tin quốc tế trên truyền hình là khán giả lại thấy khó chịu khi nhiều MC phát âm sai.
Thông thường nhất là chữ P (phở) đọc thành B (bò). Đường Pasteur đọc thành Bát-tơ.
Có MC phát âm Palestin thành Ba lét tin. Con tôi nghe theo tên đọc là Bát tơ đi tra tự điển xem tiểu sử ông Bát-tơ nhưng tìm tra mãi không ra cho tới khi cháu hỏi đi hỏi lại người lớn, tra theo chữ Pasteur mới tìm được.
Đọc P (phở) thành B (bò) thường gặp nhiếu nhất trên bản tin quốc tế của Đài Long An (LA34) và Đài Bình Dương (BTV1).
Ở Đài LA 34, cô phát thanh viên LT luôn đọc Palestine thành Balestine. Một cô phát thanh viên khác, đọc tiếp bản tin quốc tế, lại có bệnh thêm chữ R trong tên nước ngoài luôn đọc thành âm J như Iran đọc thành I-jan, Irac đọc thành I-jac, Barac Obama đọc thành BaJac Obama.
Hỏi một ông thầy dạy ngoại ngữ, tại sao các MC, các phát thanh viên trẻ hay đọc lệch âm P thành B như vậy, thầy cho biết trước đây ở trung học phổ thông các thầy dạy nặng về văn phạm và viết, buông lỏng phần phát âm nên mới có nhiều em đọc một cách dễ dãi như vậy, riết thành quen miệng.
Riêng về việc đọc âm R thành âm J, Iran đọc thành Ijan là do một số người thiếu ý thức, làm điệu khi phát âm, tưởng đọc Iran thành I-jan là hay hơn, cao cấp hơn.
Những cái tưởng vô lối, chỉ làm hỏng tai người nghe, và biết đâu, hậu quả là trẻ em lại học theo để cuối cùng thành "cả nàng ngọc, mỗi mình em nói thõi" (cả làng ngọng, chỉ mình em nói sõi).
Theo Tuần VN
|